Bài học về sự tôn trọng người lớn mà cha mẹ cần dạy con trẻ

Mẹ con
0 0
Read Time:4 Minute, 52 Second

Tôn trọng và lắng nghe người lớn là đúng, nhưng việc đáp ứng yêu cầu của người lớn một cách vô điều kiện lại tiềm ẩn những nguy cơ mà cha mẹ cần lưu ý khi dạy con. Thực tế là quan niệm xuất phát từ những người lớn tuổi có kinh nghiệm sống, là những điều họ làm đã thành công đảm bảo rằng những người trẻ tuổi nên làm theo. Hầu hết các bậc cha mẹ đều lặp đi lặp lại cụm từ này và coi đó là chuẩn mực để dạy con cách cư xử. Ở một số quốc gia, tôn trọng người cao tuổi vẫn là một quy luật. Trong một số trường hợp, “tôn trọng người cao tuổi” cần được xem xét, vì có những rủi ro tiềm ẩn trong cuộc sống gia đình.

Sự tôn trọng mang tính rập khuôn

Nhà tâm lý học, tiến sĩ Robert Myers của Viện phát triển trẻ em Mỹ cho biết, để dạy con bạn đối xử với người khác một cách đàng hoàng, bạn cũng phải đối xử với mọi người theo cách tương tự.

Khi cha mẹ khăng khăng rằng con cái nên tự động tôn trọng người lớn tuổi vô điều kiện; thay vì tự mình trở thành một tấm gương. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ cảm thấy bị đe dọa. Trẻ thậm chí hành xử với suy nghĩ: “Nếu mẹ đã nói như vậy thì điều đó nghĩa là đúng”. Sau này, khi lớn lên, chúng sẽ không thể phân tích hành vi của người khác hoặc quyết định xem người đó có xứng đáng với sự tôn trọng của mình hay không.

Nguy hiểm rình rập đằng sau việc tôn trọng người lớn tuổi

Niềm tin rằng trẻ con phải tôn trọng người lớn tuổi; có thể khiến trẻ bỏ qua quy tắc “không nói chuyện với người lạ”. Khoảng cách tuổi tác giữa những đứa trẻ và những người lớn luôn tồn tại. Vì vậy, mỗi chúng ta bước vào tuổi trưởng thành với những hành vi đã học được này. Khi trưởng thành, chúng ta có xu hướng ngại ngần. Thậm chí không dám đặt câu hỏi cho những người lớn tuổi hơn mình. Dù cho đó thực sự là một vấn đề quan trọng. Lên tiếng đặt câu hỏi, yêu cầu, đề nghị… là quyền lợi của mỗi người, quan trọng là cách truyền đạt điều đó mà thôi.

 việc tôn trọng người lớn tuổi
Nguy hiểm rình rập

Bị thúc ép thuận theo lối mòn kiểu cũ

Mặc dù thực tế cho thấy có mối liên hệ giữa tuổi tác và kinh nghiệm; cũng như cần có sự học hỏi và trưởng thành từ những trải nghiệm của người đi trước. Nhưng điều đó không có nghĩa người trẻ chỉ nên đi theo con đường đã cũ; mà không có trải nghiệm của riêng mình. Bài học cuộc sống của một người định hình những lời khuyên mà họ chia sẻ với những người khác. Các bài học và lời khuyên cho thấy rằng những người lớn tuổi muốn thúc đẩy giới trẻ phát triển. Nhưng cách mà họ nhìn nhận và chia sẻ có thể khiến người trẻ cảm thấy xấu hổ. Thậm chí bị thúc ép thuận theo lối mòn cũ.

Đem lại những sai lầm không đáng có

Tất cả mọi người đều xứng đáng được yêu thương và được đối xử công bằng. Nhà tâm lý học Nigel Barber khuyên bạn nên nhìn từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống; để hiểu ai là người nên nhận được sự tôn trọng của bạn. Một người giúp đỡ chúng ta hoặc làm cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn nên được tôn trọng. Thay vì cứ lớn tuổi là đáng được tôn trọng.

Hiểu được sự tôn trọng là bình đẳng

Nếu chúng ta mặc định đòi hỏi sự tôn trọng từ trẻ em; điều đó có nghĩa là chúng ta muốn vượt trội hơn chúng và làm giảm giá trị của chính chúng. Sự tôn trọng không phải là thứ bậc. Không có một con người nào đáng được tôn trọng hơn những người khác.

Tôn trọng người lớn
Hiểu được sự tôn trọng là bình đẳng

Hãy khen ngợi con một cách cụ thể

Bố mẹ có thể khen ngợi mỗi khi trẻ có những hành vi tốt, nhưng thay vì chỉ nói đơn giản “tốt”, “ngoan”, bạn có thể nói chi tiết hơn rằng: “Con biết đứng xếp hàng mua bánh là ngoan lắm”. Khi bạn khen ngợi một cách rõ ràng, trẻ sẽ dần ý thức về hành vi tốt và cảm thấy bố mẹ đánh giá cao những nỗ lực của mình.

Nếu đã đề ra những hành vi “nên làm” cho trẻ nhưng vẫn lo trẻ không thực hiện đúng, bạn có thể đặt ra những yêu cầu cho trẻ. Ví dụ như khi gia đình sắp đi ăn, bạn có thể nói với trẻ là bạn muốn trẻ ngoan ngoãn; không quấy khóc, không vòi vĩnh và phải lễ phép với người lớn.

Việc dạy trẻ trước không chỉ giới hạn hành vi của trẻ mà trong một vài trường hợp; giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn nếu trẻ làm đúng những gì bố mẹ dặn. Trẻ sẽ biết được trong trường hợp đó thì trẻ phải làm gì và nếu trẻ không làm đúng như những gì bạn đề ra thì sẽ bị phạt. Nếu như kết thúc buổi đi chơi bên ngoài đó và trẻ rất nghe lời, bạn có thể khen thưởng trẻ. Nhưng nếu trẻ không nghe lời; bạn hãy cứ thực hiện hình phạt mà ban đầu bạn đã nói với trẻ.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

88 + = 98

error: Content is protected !!