Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra (chính vì vậy mà người ta thường gọi là sốt xuất huyết Dengue), muỗi vằn (Aedes aegypti) đốt người bị nhiễm vi rút sẽ truyền sang người lành qua vết đốt.
Ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết phổ biến ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, Tây Nguyên, kể cả thành thị và nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường bùng phát thành dịch vào mùa mưa. đặc biệt là vào tháng Bảy, tháng Tám và tháng Chín. Sốt xuất huyết thường gây thành dịch lớn với nhiều người mắc, đặc biệt là trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội. Trong mùa dịch sốt xuất huyết, các bậc phụ huynh nên trang bị những kiến thức cần thiết để chữa muỗi đốt cho con nhanh chóng và hiệu quả.
Mục Lục
Một số biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm ở trẻ em
Trẻ em mắc sốt xuất huyết dễ gặp phải một số biến chứng nặng như:
– Mất máu
Sốt xuất huyết ở giai đoạn nặng sẽ xuất hiện triệu chứng xuất huyết như: chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy qua vết thương hở. Điều này do vi rút sốt xuất huyết làm tăng tính thấm thành mạch, thoát huyết tương và khó lưu thông máu. Đến một ngưỡng nhất định sẽ gây sốc. Khiến máu bị đẩy ra ngoài kèm theo các biểu hiện bứt rứt, li bì, ớn lạnh, tụt huyết áp,…
– Tràn dịch màng phổi
Khi huyết tương trong cơ thể bị tràn ra sẽ xâm nhập vào đường hô hấp. Dẫn đến tràn dịch màng phổi, viêm phổi hoặc phù phổi cấp. Nếu không nhanh chóng cấp cứu ngay, có thể đe dọa đến tính mạng.
– Hôn mê
Đây là biến chứng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết. Khi cơ thể bị xuất huyết. Dịch huyết tương có thể ứ đọng ở màng não qua các thành mạch. Lâu dần, gây phù não dẫn đến hôn mê.
>>> Xem thêm chuyên mục phòng bệnh cho trẻ em
Mẹo trị muỗi đốt cho trẻ nhỏ trong mùa dịch sốt xuất huyết
Sử dụng hành và tỏi
Khi bé bị muỗi đốt, bạn hãy cắt đôi nhánh tỏi rồi xoa lên vùng bị muỗi đốt vài lần trong ngày. Nếu phát hiện sớm và xoa lên ngay, da bé sẽ không bị phồng đỏ do dị ứng với độc từ muỗi đốt. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng các lát hành tây để xoa lên vết đốt, có tác dụng tương tự như tỏi.
Không chỉ cách trị, việc phòng chống muỗi đốt cho bé cũng vô cùng quan trọng. Cha mẹ nên sử dụng các cách phòng muỗi như mắc màn, cho bé mặc quần áo dài. Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có tác dụng đuổi muỗi, dùng đèn bắt muỗi, vợt bắt muỗi…; tránh dùng hương muỗi, hóa chất diệt muỗi vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Sử dụng tay hoặc vải mềm xoa nhẹ nhàng vết muỗi đốt
Không để trẻ gãi vùng da bị đốt vì làm vậy có thể gây nổi mẩn đỏ cho da và để lại sẹo. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng dùng tay hoặc vải mềm xoa nhẹ vết đốt để giảm ngứa và bôi kem chống ngứa.
Dùng muối biển
Bố mẹ có thể pha một ít hạt muối biển với nước ấm để bôi lên vết muỗi đốt cho trẻ vì muối có tác dụng khử trùng và chống viêm rất hiệu quả.
Sử dụng sữa mẹ
Với bé sơ sinh có da đặc biệt nhạy cảm thì khi bé bị muỗi đốt. Bạn có thể vắt sữa mẹ bôi lên, da bé sẽ không bị sưng hay để lại vết sẹo thâm.
Dùng khoai tây
Dùng khoai tây cắt lát và xoa lên nốt muỗi đốt càng sớm càng tốt. Khoảng 5 phút lại cắt miếng khác xoa lên, nốt muỗi đốt sẽ không gây ngứa, không sưng và không để lại sẹo cho bé.
Dùng Baking Soda
Nếu có sẵn muối nở (baking soda) trong nhà, cha mẹ trẻ có thể cho thêm chút nước vào trong bột này và thoa chúng lên khu vực bị muỗi đốt cho trẻ. Phương pháp này vừa giúp làm trẻ hết ngứa ngáy vừa làm sạch vết côn trùng cắn.
Sử dụng yến mạch
Yến mạch chứa các thành phần đặc biệt, có khả năng chống kích ứng. Giống với baking soda, chỉ cần trộn bột yến mạch với nước. Sau đó thoa hỗn hợp này lên vết đốt trong 10 phút và rửa sạch với nước.