Cận thị ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả

Cận thị ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả
0 0
Read Time:5 Minute, 1 Second

Tình trạng cận thị ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Một thống kê đáng tin cậy cho thấy, hiện nay, cả nước có khoảng 3 triệu trẻ em bị tật khúc xạ về mắt, trong đó 2/3 là cận thị, tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị với tỷ lệ 30-35. %.

Khảo sát tại một số trường, lớp ở các thành phố lớn, số trẻ bị cận thị trong một lớp học có thể chiếm hơn 50%. Đây là một con số đáng báo động. Cận thị sẽ ảnh hưởng đến thị lực của học sinh. Do đặc điểm của tật khúc xạ này – chỉ nhìn rõ vật ở cự ly gần, không nhìn rõ vật ở xa – nên trẻ bị cận thị nếu không được đeo kính phục hồi thị lực sẽ không nhìn rõ bảng. , các chữ số ở khoảng cách xa. Vì vậy, các em chép bài không kịp, không hiểu bài, từ đó sinh ra tình trạng sa sút trong học tập, chán học…

Trên thực tế, một số học sinh giấu cha, mẹ bị cận thị, hoặc cha mẹ bận làm ăn, buôn bán không để ý, đến khi thấy học lực của con kém …  Một số trẻ bị cận thị nhưng không chịu đeo kính, hoặc bỏ kính khiến độ cận thị tăng lên rất nhanh. Do bị cận thị khi còn nhỏ, ý thức bảo vệ mắt kém, lại đang ở độ tuổi đi học (phải nhìn và đọc nhiều, ít có điều kiện tham gia vui chơi ngoài trời) nên trẻ bị cận thị, sau một vài năm thường số số kính sẽ tăng lên (khác với người lớn bị cận thị, số kính thường ổn định).

Bệnh cận thị là gì?

Tật cận thị là một dạng lỗi khúc xạ ảnh hưởng đến cơ chế hội tụ của mắt. Do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì thay võng mạc. Và kết quả của điều này là những vật thể ở gần thì ta sẽ nhìn thấy rõ còn những vật ở xa thì lại mờ.

Bệnh cận thị là gì?
Tìm hiểu về bệnh cận thị

Những nguyên nhân và hệ luỵ của tật cận thị ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị cận thị như: Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ; đặc biệt là từ 7 – 9 tuổi và 12 – 14 tuổi. Trong khoảng thời gian này, nếu trẻ ngủ quá ít hoặc không đủ thời gian để ngủ vì học quá nhiều sẽ dễ gây ra cận thị.

Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ (trọng lượng cơ thể dưới 2,5kg). Đến tuổi thiếu niên dễ bị cận thị. Trẻ sinh thiếu tháng (sinh thiếu từ 2 tuần trở lên) thường bị cận thị từ khi học vỡ lòng.

Ngoài ra, trẻ xem ti vi quá gần, nếu như ngày nào trẻ cũng xem ti vi nhiều hơn 2 giờ. Với khoảng cách từ mắt tới ti vi nhỏ hơn 3m thì sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều. Khi ngồi học hoặc xem sách báo mà cúi gằm mặt xuống bàn, tư thế ngồi không ngay ngắn. Đọc sách trong điều kiện ánh sáng không đảm bảo… cũng rất dễ bị cận thị.

Khi bị cận thị, việc đeo thêm một chiếc kính sẽ gây cản trở rất nhiều trong sinh hoạt, học tập và làm việc. Nhưng nguy hiểm hơn là cận thị dễ gây biến chứng như xuất huyết võng mạc, giãn lồi, thoái hoá, teo hắc võng mạc, nhược thị dẫn đến giảm thị lực trầm trọng gây mù loà. Vì vậy, điều dễ làm với tất cả em học sinh là ngồi học đúng tư thế. Và không để mắt hoạt động quá mức.

Cách phòng tránh cận thị học đường

Để phòng tránh cận thị, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo chú ý nhắc nhở các em học sinh những điều sau: Phải đảm bảo tư thế 3 thẳng: Giờ ra chơi phải cho mắt giải lao 5 – 10 phút. Không đọc sách báo trong bong tối; không xem ti vi và chơi điện tử quá mức…

Cách phòng tránh cận thị học đường
Phòng tránh cận thị học đường

Bên cạnh đó, phụ huynh cần cho con em ăn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, quan tâm; và phát hiện sớm cận thị ở trẻ (khi trẻ xem ti vi mà nheo mắt, kêu nhức mắt…). Để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám, điều trị và được hướng dẫn cụ thể trong việc đeo kính phù hợp cho trẻ.

Trẻ đã cận thị, đeo kính là biện pháp an toàn nhất. Lưu ý, kính tiếp xúc hay còn gọi là kính áp tròng không thích hợp với trẻ; và cũng có nguy cơ gây nhiễm trùng. Hiện nay, có các phương pháp phẫu thuật nhưng phải đợi đến khi trẻ 18 tuổi. Độ cận đã ổn định mới thực hiện được.

Tóm lại

Trẻ em nên được kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm một lần. Để đảm bảo sự phát triển thích hợp của thị giác. Nếu bạn nghi ngờ con mình mắc tật cận thị, hãy kiểm tra thị lực cho con ngay lập tức. Để tình trạng không nặng thêm. Thời điểm tốt nhất đi kiểm tra thị lực cho trẻ là trước khi bé bắt đầu đến trường. Thị giác và tình trạng mắt mập mờ không được phát hiện có khả năng gây mù trong tương lai. Đặc biệt trong những giai đoạn quyết định của sự phát triển mắt, tức là từ 6-9 tuổi.

Trên đây là nguyên nhân và cách phòng tránh cận thị do pylongs.com chia sẻ. Hi vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hay và bổ ích nhất.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

3 + 2 =

error: Content is protected !!