Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu có vai trò khá là quan trọng. Nó tác động trực tiếp đến sự hình thành cũng như phát triển của thai nhi. Chính vì thế, mà người mẹ cần phải xây dựng một chế độ cung cấp dinh dưỡng hợp lý khoa học nhất. Để có thể ngăn chặn được tối đa tình trạng bệnh lý ảnh hưởng xảy ra trong giai đoạn mang thai. Cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Ngay sau đây là những chia sẻ cần thiết về việc cung cấp dinh dưỡng theo từng tháng dành cho mẹ bầu cần biết nhé.
Mục Lục
Cung cấp dinh dưỡng trong 3 tháng đầu của mẹ bầu
Thực đơn trong thai kỳ luôn là vấn đề được các bà bầu đặc biệt quan tâm. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu chuẩn theo từng tháng như thế nào ? Chị em cùng tham khảo qua bài viết sau nhé !
Thời điểm trứng và tinh trùng được thụ thai, chị em phụ nữ đã bắt đầu bước vào những ngày đầu tiên của thai kỳ. Thời kỳ này, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến việc làm tổ cũng như việc phát triển của phôi thai về sau. Theo thống kê cho thấy, lượng calo mỗi ngày mẹ bầu cần hấp thụ vào cơ thể trong khoảng từ 200-300kcal. Dù phôi thai còn nhỏ nhưng nếu lượng dưỡng chất mẹ dung nạp quá thấp. Không đáp ứng được việc phân chia tế bào, việc làm tổ trong buồng tử cung. Thì dễ xảy ra tình trạng bong nhau thai, sảy thai, ra huyết, ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra, bổ sung năng lượng đầy đủ còn giúp mẹ bầu không bị mệt mỏi. Hạn chế tình trạng ốm nghén, luôn vui vẻ và có sự chuẩn bị tốt cho cả 9 tháng mang thai. Một số dưỡng chất quan trọng, mẹ bầu phải bổ sung trong tam cá nguyệt đầu tiên gồm có.
Thực phẩm chứa sắt
Cách đơn giản để bổ sung sắt đó là ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, gan động vật, các loại rau màu xanh, các loại hạt óc chó, hạnh nhân… Để việc tạo máu nuôi bào thai được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đôi khi ăn các thực phẩm trên không đảm bảo lượng cần thiết là 25mg/ngày. Bà bầu cần uống bổ sung viên sắt hoặc sử dụng sắt dưới dạng ống nước theo hướng dẫn của bác sỹ sản khoa.
Thực phẩm chứa axit folic
Trung bình, mỗi ngày mẹ bầu cần được bổ sung khoảng 400-600mcg axit folic. Thông qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc uống trước khi có thai 3 tháng. Và tiếp tục sau khi sinh em bé là việc làm vô cùng quan trọng. Bổ sung axit folic là cách hạn chế tối đa nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh và khuyết tật về ống thần kinh như hở hàm ếch, não úng thủy, nứt hộp sọ… Các loại rau, củ quả chứa nhiều axit folic như rau lá xanh, ngũ cốc, đậu tương, ngô, khoai, gạo lứt, chuối, cam… Trong quá trình chế biến, để giữ lại axit folic một cách cao nhất. Các mẹ bầu nên hấp thức ăn thay cho việc chiên, xào, luộc.
Thực phẩm chứa canxi
Giúp cho bà bầu không bị mệt mỏi, đau lưng, chuột rút, hạn chế bị ê, buốt chân răng. Vitamin D được hấp thụ để tăng khả năng sử dụng canxi của cơ thể, mẹ bầu có thể sử dụng ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để đủ lượng vitamin D cần thiết.
Cung cấp dinh dưỡng trong 3 tháng giữa của mẹ bầu
Thời điểm này, mẹ bầu sẽ gần như không còn bị ốm nghén,. Có thể ăn uống thoải mái và luôn cảm giác thèm ăn. Chế độ dinh dưỡng ở tam cá nguyệt thứ hai dồi dào. Và phong phú hơn rất nhiều so với 3 tháng đầu tiên, mẹ bầu cần ưu tiên vào nhóm thực phẩm sau.
Nạp đủ năng lượng
Mẹ bầu cần theo dõi và cân nhắc giữa lượng calo dung nạp vào mỗi ngày trong giai đoạn này. Nếu mẹ có cường độ vận động nhiều, thì lượng calo sẽ cao hơn so với mẹ ít vận động; trung bình mỗi ngày cần 300-400kcal. Tùy theo thể trạng của cơ thể để mẹ bầu cân đối năng lượng cần thiết cho cơ thể một cách hợp lý nhất.
Bổ sung DHA
Đây là chất giúp cho sự phát triển não bộ, thần kinh trung ương cũng như tăng cường hệ miễn dịch ở thai nhi. Mẹ bầu có thể uống Procare mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sỹ.
Bổ sung magie
Có tác dục trong việc hạn chế tình trạng chuột rút, co cơ ở những tháng thai nhi bắt đầu to, áp lực lên chân mẹ nhiều. Mẹ bầu nên ăn gạo lứt, lúa mạch, bột mỳ, các loại hạt, chuối, quả bơ, các loại đậu.
Bổ sung nước
Khi ở 3 tháng giữa thai kỳ, nhiều mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng táo bón trầm trọng. Để cải thiện vấn đề này, chị em mang thai nên nhớ uống sinh tố, nước ép hoa quả tươi, ăn nhiều rau xanh.
Cung cấp dinh dưỡng trong 3 tháng cuối của mẹ bầu
Thời điểm 3 tháng cuối là lúc mẹ cần có một sức khỏe tốt nhất. Em bé hoàn thiện các bộ phận trong cơ thể và tăng cân tốt để chuẩn bị cho việc sống ngoài cơ thể mẹ. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mẹ không cần ăn quá nhiều mà cần đảm bảo sự cân đối; hài hòa giữa các chất đạm, chất béo, chất xơ, nhóm vitamin để mẹ không bị tăng nhiều cân vào cuối thai kỳ. Thực phẩm mẹ ăn vào 3 tháng cuối cũng không cần quá khắt khe trong vấn đề lựa chọn. Chị em có thể ăn một chút rau sống nếu quá thèm. Một số loại hoa quả mẹ có thể ăn ít như dứa, nhãn mà không lo lắng nhiều đến tác dụng phụ của chúng.
Điều cần biết khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
- Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm: Khi mang thai, mẹ vẫn phải chú ý hơn trong việc lựa chọn thức ăn hàng ngày. Vì mọi thứ mẹ đưa vào cơ thể đều sẽ ảnh hưởng đến thiên thần bé bỏng. Nguyên tắc cơ bản nhất trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu chính là luôn chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn.
- Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm chính: gồm chất bột (gạo, mì, ngô, khoai…); chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu đỗ…); chất béo (dầu, mỡ, vừng, lạc…); vitamin chất khoáng và chất xơ (rau có màu xanh và các loại quả chín…).
- Bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho cả mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang bầu: Muốn mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện trong suốt thai kỳ. Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu. Trong đó không thể thiếu những dưỡng chất đặc biệt quan trọng.
Lưu ý trong việc dùng thực phẩm của mẹ bầu
- Không dùng thực phẩm tái, sống chưa nấu chín vì có thể gây ngộ độc hoặc bị nhiễm khuẩn.
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường. Để tránh nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ gây ra các biến chứng sản khoa.
- Tuyệt đối tránh một số loại rau, củ quả gây nguy hiểm cho thai nhi như đu đủ xanh, dứa, rau răm…
- Chia nhỏ các bữa ăn thành bữa chính và bữa phụ. Và không nên ăn quá no dễ gây khó thở, tức ngực ảnh hưởng tâm trạng của mẹ.
Dinh dưỡng trong suốt thai kỳ đặc biệt quan trọng tới sức khỏe của mẹ. Cũng như để thai nhi phát triển toàn diện nhất. Mẹ bầu ăn gì, ăn như thế nào đôi khi quyết định nhiều bởi yếu tố cảm xúc. Dinh dưỡng cho mẹ và bé rất quan trọng, nhưng bà bầu cũng cần để cơ thể được thoải mái nhất; khi ăn uống, đừng quá áp lực các mẹ nhé !