Hướng dẫn những cách phòng bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ em hiệu quả

Hướng dẫn những cách phòng bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ em hiệu quả
0 0
Read Time:4 Minute, 57 Second

Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết trong cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường, hoạt động và tăng trưởng của cơ thể trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần có những cách phòng chống suy dinh dưỡng cho con em mình để chúng có thể phát triển một cách toàn diện nhất.

Suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt trong độ tuổi từ 6 đến 24 tháng, là giai đoạn chuyển từ bú mẹ sang ăn bổ sung. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 45% số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi là do suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng trẻ em

Nguyên nhân trực tiếp là do chế độ dinh dưỡng của trẻ không đủ về số lượng và chất lượng, trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, không được ăn bổ sung hợp lý (có thể ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, thức ăn bổ sung quá nghèo nàn về dinh dưỡng). hay trẻ bị các bệnh nhiễm trùng, tiêu chảy cấp làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng trẻ em
Nguyên nhân trẻ em bị suy dinh dưỡng

Nguyên nhân gián tiếp là do điều kiện kinh tế gia đình nghèo đói, môi trường ô nhiễm, dịch vụ chăm sóc y tế chưa tốt, thiên tai xảy ra thường xuyên…hay do thiếu kiến thức nuôi con, cai sữa sớm cho bé, hoặc trẻ bị đẻ non…

Cách nhận biết suy dinh dưỡng ở trẻ em

Nên cân và đo chiều cao cho bé hàng tháng; đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng chuẩn.  Với trẻ dưới 2 tuổi, nên cân đo hàng tháng, còn với trẻ trên 2 tuổi, 3 tháng nên cân đo các chỉ số cho trẻ 1 lần. Khi trẻ đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng, tức là đường biểu diễn cân nặng đi theo hướng nằm ngang hoặc đi xuống là dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Với các trường hợp không có điều kiện cân đo cho con hàng tháng thì cần quan sát biểu hiện của trẻ để nhận biết kịp thời trẻ suy dinh dưỡng. Khi thấy trẻ nhỏ hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi, ăn ít, không ngon miệng, da nhợt nhạt, chân tay nhão, thậm chí teo cơ, ngủ nhiều, ủ rũ, kém linh hoạt thì cần đưa trẻ đến chuyên khoa dinh dưỡng khám để xác định trẻ có suy dinh dưỡng không và có những can thiệp kịp thời.

Tuy nhiên, không nên thấy trẻ nhỏ hơn con người khác. Mà vội càng kết luận con bị suy dinh dưỡng và ép con ăn thật nhiều, khiến trẻ sợ hãi. Đây chỉ là một trong những dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em, cần đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để xác định rõ hơn.

Những tác hại của bệnh suy dinh dưỡng

  • Trẻ bị suy dinh dưỡng dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
  • Nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm trùng cấp tính, tiêu chảy cấp hay viêm đường hô hấp cao.
  • Suy dinh dưỡng làm cho cơ quan trong cơ thể kém phát triển như hệ cơ, xương, miễn dịch, thiểu năng trí tuệ do thiếu các chất: sắt, Iot, DHA, Taurin. . .
  • Giảm trí thông mình, năng động, thể lực suy yếu, thấp bé. Và ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong tương lai nếu như bệnh suy dinh dưỡng không được cải thiện qua nhiều thế hệ.

>>> Xem thêm chuyên mục phòng bệnh cho trẻ

Các biểu hiện của suy dinh dưỡng ở trẻ

  • Giai đoạn sớm: Biểu hiện đứng cân kéo dài hoặc sụt cân.
  • Giai đoạn toàn phát: Trẻ mệt mỏi, không hoạt bát, chán ăn hay quấy khóc; ít ngủ, mắc các bệnh nhiễm trùng, chậm biết đi, chậm biết bò, chậm mọc răng…

Những thể lâm sàng của suy dinh dưỡng

  • Thể phù: Trẻ chỉ được nuôi bằng chất bột, thiếu tất cả các chất dinh dưỡng khác. Biểu hiện là phù trắng, mềm toàn thân, rối loạn sắc tố da, thiếu máu, còi xương, thiếu vitamin D, hạ can xi huyết, thiếu vitamin A, chậm phát triển tâm thần, vận động…
  • Thể teo đét: Trẻ thiếu dinh dưỡng toàn bộ. Vẻ ngoài giống như ông già, các bắp thịt bị teo đét.
  • Thể hỗn hợp: Thể phù sau khi điều trị phục hồi một phần. Hết phù trở thành teo đét, gan bị thoái hóa mỡ …

Biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

Biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ
Trẻ bị suy dinh dưỡng
  • Cần cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho trẻ. Đảm bảo giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
  • Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18-24 tháng tuổi. Sữa mẹ sẽ giúp trẻ cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và còn cung cấp kháng thể chống lại bệnh tật. Bảo vệ trẻ không mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Chăm sóc trẻ bằng bữa ăn hợp lý: tập cho trẻ ăn dặm từ 4-6 tháng tuổi. Cho trẻ ăn đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng (Gluxic, Lypid, Protein, Vitamin)
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: chọn thực phẩm tươi. Hạn chế cho trẻ dùng thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, đảm bảo ăn chín uống sôi.
  • Phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng. Chăm sóc đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong thời gian trẻ bị bệnh. Và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bị bệnh.
  • Định kỳ sáu tháng tẩy giun một lần cho trẻ trên 2 tuổi.
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

8 + 1 =

error: Content is protected !!