Số tiền phạt của 3 trong số 8 người con của ông Liu là 2,6 triệu nhân dân tệ (tương đương 9 tỷ đồng). Người đàn ông nói rằng con số này thật đáng kinh hãi đối với ông. Ông Liu, 50 tuổi, ở Tứ Xuyên, Trung Quốc đã có năm con gái với vợ cũ. Sau đó, ông kết hôn với người vợ thứ hai và có ba người con khác, hai con trai sinh năm 2006 và 2010. Một người con gái giữa hai người con trai đã bị “bỏ rơi” vì quá nhiều áp lực. Hiện tại, ông Liu và người vợ thứ hai đang nuôi 7 người con, theo Luật Kế hoạch hóa gia đình, những hộ gia đình có nhiều con hơn số con quy định phải nộp phạt hoặc đóng góp trợ cấp xã hội.
Ông Liu bị phạt một số tiền khổng lồ
Ở Tứ Xuyên, nếu sinh một con quá quy định, mức phạt cao gấp ba lần thu nhập bình quân. Ông Liu đã bị phạt nhiều lần trong những năm qua, khi ngày càng có nhiều con. Năm 2019, ông bố 8 con bị yêu cầu đóng phạt 2,6 triệu tệ vì sinh ba đứa con sau cùng. “Chúng tôi biết ông ấy không có nhiều tiền như vậy nhưng không thể nhắm mắt làm ngơ vì ông ấy đã phạm pháp”, một quan chức địa phương nói.
Nghe đến khoản tiền phạt 2,6 triệu tệ, ông Liu gần như ngã quỵ. “200 tệ cũng là con số không tưởng với tôi”, ông bố nói. Ngoài công việc đồng áng, người cha làm công việc lặt vặt để nuôi sống gia đình. Ba giám đốc sở kế hoạch hóa gia đình của thành phố nơi ông Liu sống đã bị kỷ luật. Vì không xử phạt người đàn ông nhiều con. Đầu năm nay, các nhà chức trách đành giảm tiền phạt xuống 90.000 tệ (320 triệu đồng), cho trả góp.
“Tôi sẽ trả những gì tôi có, sau khi trừ tiền chi tiêu hàng ngày cho các con và cha mẹ già. Tôi chấp nhận nộp và nộp nhiều nhất có thể”, người cha cam kết.
Kế hoạch hóa gia đình ở Trung Quốc
Trung Quốc cho phép mỗi cặp vợ chồng có tối đa ba con, vào tháng 5/2021. Sau khi chấm dứt chính sách một con kéo dài hàng thập kỷ và áp đặt giới hạn hai con vào năm 2015. Thế nhưng sinh con nhiều hơn chính sách hiện hành vẫn bị phạt; thường dựa trên thu nhập bình quân hàng năm của người dân địa phương. Người không nộp phạt sẽ không thể nhập khẩu cho con hoặc gặp khó khăn; khi cho trẻ đi học, đi du lịch. Nhưng bằng cách nào đó, các con ông Liu vẫn có tên trong hộ khẩu.
Ở Trung Quốc, những người có mức sống và trình độ học vấn thấp; thường vẫn có quan niệm trọng nam khinh nữ. Dẫn đến sinh đông con. Tuy nhiên, cũng có những người ở tầng lớp cao nhất xã hội chịu nộp tiền phạt vì muốn có nhiều con.
Tại sao phụ nữ ở Trung Quốc không muốn sinh con?
Mặc dù có một số phân tích vĩ mô về kinh tế, chính sách và văn hóa; đa phần các học giả đã bỏ qua nguyên nhân gốc rễ của tỷ lệ sinh thấp ở Trung Quốc – đó là phụ nữ. Nếu đặt vào cương vị phụ nữ Trung Quốc sẽ dễ hiểu tại sao họ không muốn đẻ. Lý do vì họ đã trải qua thời kỳ chính sách một con. Cả họ và thế hệ cha mẹ được thuyết phục để tin rằng; “tốt hơn là chỉ nên có một con”.
Trong xã hội cũ, con gái không được coi trọng. Trẻ em gái nông thôn thường đối diện với nguy cơ không được sinh ra, hoặc bị bỏ rơi ngay sau khi sinh. Trẻ em gái ở thành thị có thể thoát khỏi khủng hoảng sinh tồn khi sinh nhưng không thoát khỏi một xã hội ưu tiên nam giới. Dù có xuất sắc đến đâu những người xung quanh cũng xuýt xoa có thành đạt cũng cần chồng tốt và phải làm hậu phương cho chồng.
Một số phụ nữ ly hôn tự cho mình may mắn ngay cả khi bị đuổi khỏi nhà chồng và không có lấy một xu. Những người không may mắn có thể bị bạo lực gia đình. Thậm chí tra tấn đến chết. Bình đẳng là cách duy nhất giảm tỷ lệ sinh thấp. Nếu hiện tại phụ nữ đang nắm giữ một nửa trách nhiệm kinh tế, thì nên kêu gọi đàn ông về nhà chia sẻ nội trợ, chăm chỉ hơn để cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình.