Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ – Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ - Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh
0 0
Read Time:4 Minute, 27 Second

Trong những năm đầu đời, cơ thể trẻ thường thiếu kháng thể và hệ tiêu hóa còn non nớt. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho những tác nhân gây hại ở trẻ. Thời gian gần đây số trẻ nhập viện vì mắc các bệnh đường tiêu hóa có dấu hiệu gia tăng. Trong đó có bệnh nhiễm trùng đường ruột. Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em cũng xảy ra do sự xâm nhập của vi rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng vào hệ tiêu hóa của trẻ. Vậy bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa bệnh này ra sao? Hãy cùng pylongs.com tìm hiểu theo thông tin dưới đây nhé!

Dấu hiệu nhận biết bé bị nhiễm khuẩn đường ruột

Tùy thuộc vào virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại, cơ thể trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Chính vì thế, mẹ nên chú ý và theo dõi tình trạng của trẻ trong giai đoạn mắc bệnh này. Nếu bé có những dấu hiệu như bên dưới, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện, để trẻ được điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết bé bị nhiễm khuẩn đường ruột 
Những dấu hiệu nhận biết bé bị nhiễm khuẩn đường ruột
  • Trẻ quấy, khóc, đau bụng dữ dội
  • Trẻ sốt cao
  • Bị tiêu chảy
  • Đi phân lỏng, trong phân có chất nhầy
  • Nôn mửa
  • Cơ thể trẻ xanh xao, hốc hác
  • Dấu hiệu thiếu nước

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ liệu có nguy hiểm không?

Nhiễm khuẩn đường ruột liệu có nguy hiểm không? Tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn, cơ thể trẻ gặp những vấn đề khác nhau. Trong tình huống trẻ không được điều trị kịp thời khiến bệnh chuyển biến xấu có thể dẫn đến tử vong.

Trong trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em mức độ nhẹ

Với trường hợp nhiễm khuẩn ở mức độ nhẹ, mẹ có thể cho bé chữa trị tại nhà và theo dõi, bệnh sẽ được giảm bớt sau 1 – 2 ngày bằng những phương pháp chăm sóc như:

  • Bổ sung chất điện giải, bù nước cho trẻ: Với trẻ sơ sinh, mẹ nên tăng liều lượng sữa để trẻ được bù lại lượng nước bị mất đi. Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có lượng kháng thể giúp bé chống lại các vi khuẩn gây hại. Đối với trẻ em trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ ăn hay uống các loại nước trái cây chứa nhiều kali như: chuối, nước dừa và cam,…
  • Không nên cho trẻ bú quá no hoặc ăn quá no.
  • Trẻ em trên 6 tháng tuổi, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm và dễ tiêu hóa.

Trong trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ mức độ nặng

Trong giai đoạn này, trẻ sẽ xuất hiện những dấu hiệu như tiêu chảy kéo dài, đi phân có lẫn chất nhầy hoặc máu, sốt cao không giảm. Lúc này mức độ bệnh trở nên nặng, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được các bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời. Trong thời gian bệnh chuyển biến nặng, mẹ không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc đau bụng hay thuốc kháng sinh để tránh gây ra những tình huống không mong muốn.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh đường ruột ở trẻ

Những biện pháp phòng ngừa bệnh đường ruột ở trẻ 
Phòng bệnh đường ruột ở trẻ hiệu quả
  • Rửa tay: Khi trẻ ra ngoài trời, có hoặc không có bố mẹ, chúng có xu hướng chạm vào mọi thứ – những vật chứa vi khuẩn. Vi khuẩn vào cơ thể trẻ qua đường miệng và gây nhiễm trùng đường ruột. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sẽ giúp tránh vi khuẩn.
  • Đảm bảo chất lượng thực phẩm: Đảm bảo rằng con bạn tránh ăn thực phẩm bên ngoài mà không chắc chắn về vệ sinh và chất lượng. Luôn khuyến khích trẻ chỉ ăn thực phẩm nấu chín, tự gia đình chế biến. Thực phẩm tại các quầy hàng được làm với số lượng lớn và có thể được giữ trong một thời gian dài trước khi được phục vụ. Điều này dẫn đến sự ô nhiễm thực phẩm.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt: Hạn chế đồ ngọt trong khẩu phần ăn của trẻ. Ngay cả trong các lễ hội, trẻ em cần được khuyến khích ăn uống lành mạnh. Cha mẹ cần theo dõi lượng đường của trẻ, vì quá nhiều cũng có thể gây tiêu chảy. Tránh ăn đồ ngọt được làm bằng chất tạo màu / chất phụ gia / chất tăng cường vị giác. Khi làm đồ ngọt ở nhà, tránh sử dụng chất làm ngọt nhân tạo, thay vào đó sử dụng chất làm ngọt tự nhiên như đường thốt nốt, trái cây, mật ong, chà là và quả sung, thay vì đường.
  • Hạn chế nước trái cây đóng hộp: Đừng để trẻ sử dụng quá nhiều nước trái cây đóng hộp. Những loại nước ép này có chứa chất làm ngọt nhân tạo và hương vị. Thay vào đó, trẻ em nên được cung cấp nước trái cây tươi.
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

64 + = 68

error: Content is protected !!