Hiện nay, trong số các ca mắc lao thì lao phổi chiếm 80-85% tổng số ca mắc và là nguyên nhân lây truyền chính cho những người xung quanh.
Vậy, bệnh lao phổi có thật sự nguy hiểm không? Bệnh lao phổi được chia làm 2 loại chính là lao phổi và lao ngoài phổi, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân lao phổi có thể nguy hiểm đến tính mạng. Theo Đông y, lao phổi thuộc phạm vi của chứng phế lao. Sau đây là một số bài thuốc và món ăn hỗ trợ trị bệnh lap phổi.
Mục Lục
Tổng quan về Lao phổi
Lao phổi do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis (MTB – vi khuẩn hiếu khí) gây ra. Bệnh lây lan từ người sang người thông qua các giọt cực nhỏ phát tán vào không khí. Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, vi khuẩn MTB không hoạt động ngay lập tức mà nó sẽ ở trong trạng thái ngủ. Đây chính là giai đoạn ủ bệnh.
Hầu hết, giai đoạn này không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào và không gây lây lan sang người khác. Tuy nhiên khi làm xét nghiệm, người bệnh vẫn có thể nhận được kết quả dương tính với vi khuẩn lao. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn này, nguy cơ mắc bệnh lao sẽ giảm đáng kể.
Theo Đông y, bệnh lao phổi có nhiều giai đoạn và cách chữa khác nhau. Lúc đầu do chính khí hư, tinh huyết bị suy tổn làm bệnh tà xâm phạm vào phế. Bệnh biểu hiện phế âm hư, sau đó gây thận âm hư và đến giai đoạn cuối là phế, tỳ, thận đều hư (khí âm hư).
Người bệnh có biểu hiện sốt về chiều, nhức trong xương, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng. Ngoài ra còn biểu hiện trằn trọc, dễ cáu gắt, đau ngực, ít ngủ, sụt cân. Nếu ở nam giới thì di tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều; lưỡi khô, họng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.
Phương pháp chữa là tư âm giáng hỏa, nhuận phế chỉ khái.
Đối tượng nguy cơ bệnh Lao phổi
Bệnh lao phổi thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt với những người sống trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với những người bị lao phổi nếu không có biện pháp phòng tránh sẽ có khả năng nhiễm bệnh cao.
Phòng ngừa bệnh Lao phổi
Để phòng ngừa bệnh lao, hiện nay có biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin phòng chống lao cho trẻ sơ sinh theo chương trình tiêm chủng quốc gia mở rộng.
Ngoài ra việc duy trì thói quen sinh hoạt khoa học như: ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý; tránh xa các chất gây nghiện; giữ gìn môi trường làm việc, nơi ở sách sẽ thoáng máy cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Lao phổi
Khi có các biểu hiện như sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi về đêm hay chán ăn, mệt mỏi, khó thở, đau ngực bác sĩ sẽ tiến hành khám phổi và khám toàn thân.
Trên cơ sở khám lâm sàng, bệnh nhân cần làm một số xét nghiệm sau để có kết luận chính xác:
- Chụp X-quang phổi
- Nếu có thể tiến hành xét nghiệm Xpert MTB/RIF
- Tìm AFB thông qua phương pháp nhuộm soi đờm trực tiếp
Một số bài thuốc trị Lao phổi
Bài 1 – “Bách hợp cố kim thang gia giảm”: Sinh địa 16g, huyền sâm 12g, bách hợp 12g, bạch cập 8g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, hạ khô thảo 16g, bách bộ 12g, hoàng cầm 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Công dụng: Trị phế thận âm hư, ho có đờm lẫn máu, viêm họng mạn tính. Lòng bàn tay bàn chân nóng, nóng âm ỉ, ra mồ hôi trộm.
Gia giảm: Nếu nhức trong xương thêm địa cốt bì 12g, miết giáp 20g. Nếu ra mồ hôi trộm thêm long cốt 16g; ngủ ít thêm táo nhân 12g, bá tử nhân 12g.
Bài 2: Đan bì 12g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 10g, phục linh 12g; trạch tả 10g, hoài sơn 16g, thục địa 30g, sơn thù 16g. Sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần.
Công dụng: Trị người mệt mỏi, ho ít đờm có khi đờm lẫn máu; khàn tiếng mất tiếng, lưng gối đau mỏi yếu. Người bệnh âm phiền ít ngủ, nóng âm ỉ trong xương, có khi sốt hâm hấp nhẹ từng cơn. Kèm theo ra mồ hôi trộm, gò má ửng hồng, chất lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
Bài 3: A giao 12g, bối mẫu 8g, ngọc trúc 8g, bách bộ 10g, hoài sơn 12g, phục linh 12g, bách hợp 8g, mạch môn 12g, sinh địa 12g, thiên môn 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Công dụng: Tư âm nhuận phế chỉ khái. Trị phế âm hư lao phổi.
Hy vọng bài viết của chúng tôi đã mang lại thông tin bổ ích cho bạn đọc nhé.