Những biện pháp phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em có thể bạn chưa biết

Những biện pháp phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em có thể bạn chưa biết
0 0
Read Time:6 Minute, 6 Second

Bệnh quai bị vẫn còn phổ biến ở nước ta hiện nay. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, để lại nhiều di chứng nặng nề cho trẻ em cũng như người lớn, nam và nữ. Bệnh quai bị có thể để lại rất nhiều những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Đáng lo ngại là hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này. Vậy, triệu chứng của bệnh là gì, bệnh quai bị lây qua đường nào và cách phòng tránh bệnh cho trẻ em như thế nào? Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi này giúp bạn.

Bệnh quai bị là gì?

Quai bị gì bệnh do virút  Paramyxovirus gây nên. Bệnh  chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6 – 10 tuổi. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh; xuất hiện ở những nơi đông người. Như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh có thể lây cho người tiếp xúc ở một tuần trước đó khi tuyến mang tai chưa sưng và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.

Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị ở trẻ

>>> Xem thêm chuyên mục phòng bệnh cho trẻ

Triệu chứng của quai bị

Về triệu chứng, sau thời gian ủ bệnh từ 15 – 21 ngày, virút phát triển ở niêm mạc miệng sau đó xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan. Viêm tuyến mang tai là thể  điển hình nhất, trẻ sốt 38 – 390C, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém; viêm và sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt. Có khi viêm cả tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi, lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc, thường 4 – 5 ngày sau hết thì sốt, sưng đau, giảm dần và khỏi. Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em.

Có thể có các biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, biến chứng này thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai thì xuất hiện tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng, tình trạng viêm và sốt có thể kéo kéo dài, có khoảng 1/3 số trường hợp dẫn đến teo tinh hoàn và có thể dẫn đến tình trạng vô sinh sau này; viêm buồng trứng ở bé gái thường gặp ở tuổi dậy thì, ít để lại di chứng vô sinh; biến chứng viêm tụy là một biểu hiện nặng của quai bị, bệnh nhân bị đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp.

Ngoài ra, cũng có thể gặp một số biến chứng khác như: tổn thương thần kinh, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác, viêm phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu…

Quai bị lây qua đường nào?

Quai bị được xếp vào loại bệnh truyền nhiễm vì thế, khả năng lây nhiễm của bệnh là có, thậm chí nó có thể lây nhiễm mạnh mẽ và hoàn toàn có thể bùng phát trong cộng đồng nếu chúng ta không biết cách phòng ngừa.

Quai bị lây qua đường nào?
Quai bị có thể bùng phát trong cộng đồng

Rất nhiều người thắc mắc, vậy quai bị lây qua đường nào? Câu trả lời là, quai bị lây qua đường hô hấp. Cụ thể là khi:

  • Bệnh nhân ho hoặc hắt hơi.
  • Sử dụng chung đồ vật với người bị nhiễm bệnh. Một người bị bệnh chạm lên mũi hoặc miệng, sau đó chạm vào một đồ dùng khác và người lành vô tình dùng chung đồ dùng đó cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Ăn uống chung với người bị nhiễm bệnh.
  • Hôn nhau.

Tóm lại, bạn có thể hiểu là khi virus gây bệnh có trong nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng của bệnh nhân và khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện, khạc nhổ,… mà vô tình người lành hít trực tiếp, dùng chung đồ đạc có chứa virus do bệnh nhân thải ra thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Những hạt nước bọt chứa virus sống gây bệnh có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1,5 m và khi gặp gió các hạt nước bọt chứa virus có thể phát tán xa hơn. Nếu không được phòng ngừa sẽ rất dễ bùng phát thành ổ dịch.

Cách điều trị bệnh ở trẻ em

Về điều trị, hiện nay quai bị chưa có thuốc đặc trị. Mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ  thể, nằm nghỉ tuyệt đối khi có sưng tinh hoàn. Cần cách ly bệnh nhân ít nhất 10 – 15 ngày từ khi phát hiện bệnh; vệ sinh răng miệng, ăn lỏng, giảm đau và hạ sốt bằng Paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn, cần mặc quần lót nâng tinh hoàn. Để giảm đau và dùng corticoid liều cao ngay từ đầu. Thường dùng Prednisolon 60mg/ ngày, sau đó giảm dần trong 7 – 10 ngày.

Những cách phòng bệnh quai bị hiệu quả cho trẻ

Về phòng bệnh, điều trước tiên là người bệnh phải được cách ly tại nhà, không đi học. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Ở trường học, khi phát hiện trẻ mắc bệnh quai bị thì cần cho nghỉ học ngay. Để tránh lây cho học sinh khác. Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện bệnh.

Những cách phòng bệnh quai bị hiệu quả cho trẻ
Cách phòng bệnh quai bị ở trẻ

Ngày nay bệnh quai bị thường được tiêm phòng để tạo miễn dịch chủ động. Như dùng vắcxin Trimovax hay MMR. Vắcxin không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi; không tiêm phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vắcxin, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ… Vắcxin được tiêm  từ 12 tháng tuổi, tiêm 2 lần, lần thứ nhất  lúc 1 tuổi và chích nhắc lại sau  4 – 12 tuổi. Trường hợp cần thiết tiêm cho trẻ lúc 9 tháng tuổi, phải tiêm 3 lần; lần thứ nhất lúc 9 tháng. Lần thứ 2 cách mũi thứ nhất là sáu tháng và  lần thứ 3 sau  4 – 12 tuổi.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+ 81 = 90

error: Content is protected !!