Những cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em bạn nên biết

Những cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em bạn nên biết
0 0
Read Time:4 Minute, 45 Second

Đau mắt đỏ lây qua đường nào, nhìn nhau có lây không? Bệnh đau mắt đỏ có thể ảnh hưởng xấu đến thị lực nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Vì vậy, cần tìm hiểu kỹ về bệnh để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là bệnh không quá nguy hiểm nếu bạn biết cách điều trị và chăm sóc mắt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa. Là một trong những tình trạng bệnh lý gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của trẻ nhỏ. Vì vậy, việc chăm sóc của các bậc cha mẹ là vô cùng quan trọng. Để có những biện pháp phòng tránh bệnh này cho trẻ, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Những nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ

Vào thời điểm giao mùa hè sang thu, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… nên khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu đi nhiều, cơ thể mất khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh tấn công. Đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt…

Những nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ

“Đặc biệt, trong 3 tháng đầu sau sinh, mắt trẻ rất dễ bị viêm, ghèn vì tiếp xúc với dịch ối và phần sinh dục dưới của mẹ nên cần vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý được chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh đơn liều, vô trùng, tránh lây nhiễm chéo”.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội – Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng Bệnh viện Nhi Trung ương. Tình trạng ghèn mắt ở trẻ nhỏ sau sinh nếu không được chăm sóc đúng cách cũng có nguy cơ viêm kết mạc – đau mắt đỏ. Thông thường, tình trạng này sẽ tự khỏi sau 1 – 2 ngày nếu được chăm sóc sạch sẽ. Nếu chảy nước mắt và đổ ghèn kéo dài hơn một tuần, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Ngoài các tác nhân như virus, vi khuẩn, lây nhiễm từ đường sinh dục của mẹ thì bé cũng có thể mắc đau mắt đỏ do thói quen chăm sóc khi sinh hoặc dụng cụ y tế nhiễm bệnh…

Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Khi nhìn những triệu chứng, những khó chịu do đau mắt đỏ mang lại cũng như biến chứng của bệnh, mọi người sẽ thường tìm hiểu đau mắt đỏ lây qua đường nào. Theo kinh nghiệm của nhiều người cũng như lời khuyên từ các bác sĩ nhãn khoa, khi biết được đau mắt đỏ lây qua những đường nào, bạn sẽ biết cách chăm sóc mắt, phòng tránh giúp giữ cho mắt sáng khỏe.

Với băn khoăn bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào. Bạn có thể xác định được một số đường lây lan phổ biến như sau:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, qua đường hô hấp, qua nước mắt, nước bọt, bắt tay…
  • Tiếp xúc gián tiếp qua việc cầm, nắm, chạm vào những vật dụng bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh (như tay nắm cửa, đồ chơi, nút bấm cầu thang…)
  • Dùng chung vật dụng, đồ dùng cá nhân với người bệnh (như khăn mặt, ly/cốc nước uống, gối…)
  • Sử dụng nguồn nước công cộng dễ bị nhiễm mầm bệnh (ao, hồ, bể bơi)
  • Thói quen dùng tay dụi mắt, sờ vào mũi, ngậm vào miệng…

>>>> Tham khảo thêm chuyên mục phòng bệnh cho trẻ

Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ ở trẻ
Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

Kỹ thuật vệ sinh mắt chuẩn chuyên gia

Để phòng tránh các bệnh về mắt, đặc biệt là đau mắt đỏ thời điểm giao mùa cha, mẹ nên vệ sinh mắt hàng ngày cho bé bằng nước muối sinh lý được chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh, đơn liều, vô trùng và tránh lây nhiễm tréo để đảm bảo sạch sẽ loại bỏ virus, vi khuẩn… Các tác nhân gây bệnh ra ngoài. Dưới đây là kỹ thuật vệ sinh mắt chuẩn chuyên gia mẹ nên tham khảo.

Các bước vệ sinh mắt:

  • Bước 1 : Rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt cho trẻ.
  • Bước ️2 : Chuẩn bị nước muối sinh lý, 2 miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh riêng từng mắt.
  • Bước ️3 : Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng. Lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.

Mỗi ngày, mẹ có thể vệ sinh mắt 3 lần cho trẻ vào buổi sáng khi ngủ dậy. Sau khi tắm và buổi tối trước lúc đi ngủ. Tiếp đến, rửa mặt cho trẻ bằng khăn sạch và nước ấm. Bé cần có khăn riêng, dùng xong giặt sạch, phơi nắng, tuyệt đối không dùng khăn mặt để lau người.

Mỗi ngày, mẹ có thể vệ sinh mắt 3 lần cho trẻ vào buổi sáng khi ngủ dậy. Sau khi tắm và buổi tối trước lúc đi ngủ. Tiếp đến, rửa mặt cho trẻ bằng khăn sạch và nước ấm. Bé cần có khăn riêng, dùng xong giặt sạch, phơi nắng, tuyệt đối không dùng khăn mặt để lau người.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

79 − = 72

error: Content is protected !!