Tác dụng đặc biệt của vị thuốc Câu đằng

Tác dụng đặc biệt của vị thuốc Câu đằng
0 0
Read Time:5 Minute, 19 Second

Câu đằng có chứa các ancaloit: rhynchophylline, corynoxein, hirsutine, isorhynchophylline, dihydrocadambine, isodehydrocadambine… Có tác dụng an thần, giãn mạch, hạ huyết áp.

Theo Đông y, câu đằng có vị ngọt, tính lạnh vào kinh lạc và tâm bào. Tác dụng thanh nhiệt, tán phong, chỉ thống. Dùng chữa sốt cao co giật, sốt nóng nhức đầu, ù tai, hoa mắt, mắt đỏ. Đồng thời trị thiên đầu thống (nhức đầu, đau sâu trong hốc mắt do tăng nhãn áp), tăng huyết áp, viêm gan cấp.

Đặc điểm và phân loại câu đằng là gì?

  • Tên khác: Vuốt mèo, Thuần câu câu, Gai móc câu
  • Tên khoa học: Uncaria rhynchophylla
  • Họ: Cà phê

Cây câu đằng thuộc dạng cây thân leo có mấu dài 6 – 10 m, cành non có rãnh dọc, màu xanh nhạt. Khi già, cây thường có màu xám đen. Cuống lá ngắn chừng 5-6 mm, mọc đối xứng nhau, có lá kèm, ở kẽ lá có gai nhỏ mọc cong xuống dưới. Lá có phiến xoan thon, to cỡ 6 x 0,5 cm, mặt trên bóng, mặt dưới mốc, gân phụ từ 4-6 cặp, lồi hai mặt. Cách 1 mấu 2 gai lại xen lẫn 1 mấu có gai.

Đặc điểm và phân loại câu đằng là gì?
Cận cảnh cây câu đằng

Hoa thường nở vào mùa hè, mọc thành từng cụm, hình cầu có thể thành chùm hoặc đơn độc ở vùng đầu cành hay kẽ lá, to cỡ 8 – 10 mm, lá đài 5, cánh hoa 5, có màu trắng hoặc vàng, ống tràng ngắn, nhị 5, bầu 2 ô. Quả nang dài và dẹt, có chứa nhiều hạt có cánh bên trong.

Phần làm dược liệu

Bộ phận được sử dụng nhiều nhất là phần thân, cành có mấu gai ở kẽ lá hoặc phần cong như lưỡi câu.

  • Phần thân vuông, có mấu gai hình lưỡi câu cong ở hướng đối diện nhau, sẽ được thu hái và cắt thành các đoạn từ 2 – 3 cm, đường kình 5 mm.
  • Khi được phơi khô, chúng sẽ có màu nâu xám, bên trong màu vàng hoặc màu nâu sáng.
  • Có vị nhạt, không mùi. Cứng và dai
  • Loại thân hai móc câu sẽ được ưa chuộng hơn loại thân một móc câu.

Chính vụ của cây câu đằng vào khoảng tháng 7 đến tháng 9. Thời điểm này là lúc các bộ phận của cây đã đủ già, rất thích hợp để làm vị thuốc.

Cây có thể dùng sống mà không cần sao chế. Nếu sử dụng làm thành phần của thang thuốc thì nên để riêng sau khi thuốc gần chín mới cho câu đằng vào và để sôi tới 1 hoặc 2 lần trào là được.

Sau khi thu hoạch, cây câu đằng sẽ được đem chặt lấy thân có móc câu, rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô. Cũng có thể nghiền mịn để làm thuốc hoàn tán.

Chúng được bảo quản trong các túi nilon kín hoặc hũ thủy tinh có nắp đậy kín. Đặt tại nơi khô ráo thoáng mát và có độ ẩm không vượt quá 12%.

Một số bài thuốc từ câu đằng

Thuốc Câu đằng tức phong, cắt cơn kinh giật. Trị chứng phong do nhiệt, kinh giản, co giật: Câu đằng 16g, thiên ma 12g, sừng tê giác 4g, cam thảo 4g, bọ cạp 6g, mộc hương 3g. Sắc uống.

Trị sài uốn ván mà kèm theo nội nhiệt (nóng bên trong): Câu đằng 20-30g, thạch cao 8-30g, bạch phụ tử 12-20g, xác ve sầu 4-8g, bọ cạp 12-20g; phối hợp rết 5 con, hoàng cầm 12g, lá dâu 20g, thiên nam tinh 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Dùng cho trẻ nhỏ kinh giật sốt cao, sống nóng sốt rét, đau quặn bụng gồng cứng. Trẻ nghiến răng cắn chặt miệng, bụng trướng nôn mửa (kinh phong): Câu đằng 3g, sài hồ 2g, cam thảo 2g, xuyên khung 3g, đương qui 3g, bạch truật 4g, phục linh 4g. Tán bột, chia uống 4 lần trong ngày.

Một số bài thuốc từ câu đằng
Lá của cây câu đằng

Bình can, tiềm dương. Trị đau váng đầu, vật vã, khó chịu không yên do can dương bốc lên. Còn trị đau đầu chóng mặt do tăng huyết áp: Câu đằng 16g, kim ngân hoa 12g, cúc hoa 12g, giun đất 12g, bạc hà 6g. Sắc uống.

Trị đau đầu do phong nhiệt: Câu đằng 12g, cúc hoa 12g, trần bì 12g, thạch cao 20g, mạch môn 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Trị tăng huyết áp gây nhức đầu chóng mặt, mặt đỏ, mạch huyền: Câu đằng 12g, lá dâu 12g, cúc hoa 12g, hạ khô thảo 20g. Sắc uống.

>>> Truy cập chuyên mục Bài thuốc dân gian để biết thêm

Thực đơn chữa bệnh dùng tới vị thuốc câu đằng

Thực đơn 1: Thiên ma câu đằng ẩm

Thiên ma 10g, câu đằng 15g, thảo quyết minh 30g. Các vị sắc lấy nước, thêm 15g đường phèn khuấy đếu chia 2 lần uống trong ngày. Dùng cho chứng huyễn vựng (hội chứng tiền đình ốc tai), bệnh thoái hoá đốt sống cổ liên quan đến tăng huyết áp. Còn trị thiểu năng động mạch đốt sống thân nền, vữa xơ động mạch não, thiếu máu, trẻ con sốt cao kinh giật.

Thực đơn 2: Thiên ma câu đằng chi tử ẩm

Thiên ma 10g, câu đằng 30g, chi tử 6g. Sắc lấy nước, thêm 15g đường phèn khuấy đều, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng cho người bệnh liệt nửa người, nói khó, đau đầu chóng mặt, cáu gắt giận dỗi (Trúng phong kinh lạc).

Thực đơn 3: Câu đằng đản hoàng thang

Câu đằng 6g, thạch quyết minh 15g, sinh địa 12g, cam thảo sao 2g, phục thần 12g. Phối hợp mẫu lệ sống 12g, a giao 6g, trứng gà 2 quả. Sắc các vị thuốc trong 1 giờ gạn lấy nước, cho a giao nướng vào khuấy cho tan. Sau đó đập trứng gà vào và đun sôi đều, để nguội ăn. Dùng tốt cho phụ nữ bị rối loạn xúc cảm kích ứng, trầm uất, liên quan các rối loạn cơ năng tử cung buồng trứng.

Kiêng kỵ: Người không có phong nhiệt và thực nhiệt cấm uống.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

− 7 = 2

error: Content is protected !!